Giải mã 1001 câu hỏi xung quanh bệnh mất ngủ

Bạn có biết, có từ 10-30% người trong độ tuổi trưởng thành phải “vật lộn” với chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ kinh niên. Và đa số chúng ta đều gặp phải tình trạng mất ngủ ít nhất 1 lần trong đời.  Tuy nhiên các câu hỏi như: Mất ngủ là bệnh gì? biểu hiện như nào? cách điều trị và phòng ngừa ra sao thì chúng ta vẫn còn rất mơ hồ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. 

Bệnh mất ngủ là gì? 

Mất ngủ không phải là bệnh mà là một triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, với những biểu hiện: Khó đi vào giấc ngủ, Dễ tỉnh giấc vào ban đêm hoặc thức dậy quá sớm, khó đi vào lại giấc ngủ…

Hiện nay có  2 dạng mất ngủ chính là: 

  • Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng.
  • Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.

Nguyên nhân mất ngủ

Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến: 

  • Tâm lý không ổn định: Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm…) là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
  • Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều. Lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. 
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối. Dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
  • Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ. Dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi. 
  • Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá. Caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
  • Thiếu máu não: Thiếu máu não khiến não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây ra nhiều bệnh, trong đó có mất ngủ: không buồn ngủ, nằm, trở mình mãi vẫn không ngủ được, ngủ không sâu, ngủ hay mê sảng, nửa đêm thức giấc rồi trằn trọc không ngủ tiếp được, gần sáng lại ngủ, sáng dậy thiếu ngủ, mệt mỏi, ban ngày ngủ gà ngủ gật. Có thể bị thêm: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau mỏi vai gáy, cổ, đau mỏi, tê bì chân tay. Người cao niên, trung niên (nhất là phụ nữ tiền mãn kinh) dễ bị thiểu năng tuần hoàn não, điều này giải thích tại sao người già và phụ nữ tiền mãn kinh hay mất ngủ. 
n quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
Ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.

Mất ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gì?

Mất ngủ là bệnh gì hay hiện tượng mất ngủ có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, tình trạng mất ngủ có thể là dấu hiệu của một số các bệnh như:

  • Bệnh thiếu máu não
  • Bệnh dị ứng
  • Bệnh viêm khớp
  • Bệnh tim
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
  • Bệnh lý tâm thần
  • Bệnh lý liên quan đến giấc ngủ (ngưng thở khi ngủ, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ, mộng du,…)

Mất ngủ khi nào cần đi gặp bác sĩ để thăm khám?

Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục. Tần suất từ 3 lần/tuần trở lên và kéo dài trong 1 tháng liên tục. Hay người bệnh vẫn khó ngủ dù môi trường ngủ thoải mái. Và đã áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ,… Thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ trong trường hợp. Việc chứng mất ngủ làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào buổi sáng của bạn.

Bệnh mất ngủ kéo dài bao lâu? 

Mất ngủ có thể kéo dài trong thời gian ngắn (1 ngày hoặc 1 tuần) và thời gian dài (vài tuần đến vài tháng). Tình trạng mất ngủ được coi là bất thường khi nó diễn ra trong thời gian. Từ vài tuần cho tới vài tháng và có đi kèm với những triệu chứng trên. Nếu tình trạng mất ngủ cấp tính không được can thiệp. Điều trị thì sẽ tiến triển thành mãn tính. Và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Mất ngủ kéo dài có gây trầm cảm không?

Theo các chuyên gia y tế. Mối quan hệ giữa giấc ngủ và sức khỏe tâm thần. Cụ thể là bệnh trầm cảm là mối quan hệ hai chiều. Tình trạng mất ngủ kéo dài hoặc giấc ngủ bị gián đoạn gây ra bệnh trầm cảm hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu tổng hợp chỉ ra. Những người thường xuyên bị mất ngủ và không có tiền sử trầm cảm trước đó. Thì họ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với những người không có tiền sử mất ngủ kéo dài. Không chỉ như vậy, những người bị trầm cảm nếu mất ngủ có nguy cơ đối mặt với tình trạng trầm cảm nặng hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh vừa thiếu ngủ và vừa mắc bệnh trầm cảm. Thì cũng không dễ để tìm ra cái nào có trước. Nhưng việc điều trị các vấn đề về giấc ngủ sớm. Có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa tình trạng tăng nặng bệnh trầm cảm.

Xem thêm bài viết: Mối tương quan giữa thiếu máu não và bệnh mất ngủ

Biện pháp cải thiện mất ngủ không dùng thuốc: 

Một số biện pháp chữa mất ngủ không dùng thuốc bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,… trước khi ngủ.
  • Tập yoga, vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày
  • Vệ sinh giấc ngủ khoa học (tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh,…).
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 30 phút.
  • Massage trước khi ngủ.
  • Sử dụng các loại thảo mộc giúp tăng tuần hoàn máu não, cải thiện tình trạng thiếu máu não như: Hồng hoa, Đương quy, Cao Bạch Quả, Ích mẫu, Thục địa, Ngưu tất, Xuyên khung, Xích thược. Các thảo dược này có trong sản phẩm Hoạt huyết thông mạch TW3. Sản phẩm với công dụng: Hoạt huyết, thông mạch, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Giúp tăng cường lưu thông máu não giúp giảm các triệu chứng: đau đầu, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì, nhức mỏi chân tay do lưu thông máu kém, giảm triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch 
Hoạt huyết thông mạch TW3 giải pháp giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì nhức mỏi chân tay
Hoạt huyết thông mạch TW3 giải pháp giúp giảm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì nhức mỏi chân tay

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng mất ngủ. Mong rằng qua những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây. Bạn đã có thể giải đáp những thắc mắc về chứng mất ngủ. Ngoài ra, hệ thống fanpage và hotline 1800.1286 của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng để giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ bạn mọi lúc cần thiết.