Đau lưng dưới là triệu chứng của nhiều bệnh cơ xương khớp. Nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây đau lưng dưới và giải pháp chữa trị ra sao? Hãy cùng nhãn hàng Sâm nhung bổ thận TW3 tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
1. Đau lưng dưới là như thế nào?
Vùng lưng dưới gồm đốt sống thắt lưng và các dây thần kinh dẫn truyền từ não xuống phần thân dưới và chân. Vùng lưng dưới có vai trò nâng đỡ và hình thành đường cong cho cơ thể. Hệ thống dẫn truyền thần kinh có vai trò giúp chân hoạt động nhịp nhàng.
Đau lưng dưới là tình trạng đau ở vùng thắt lưng. Vị trí đau là khu vực cột sống thắt lưng từ đốt sống L1-L5. Ngoài ra có thể đau lan ra vùng cơ, dây chằng xung quanh thắt lưng và vùng mông.
Đau lưng dưới là tình trạng đau khu vực cột sống thắt lưng hoặc lan cả ra xung quanh
Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng dưới và thường có các biểu hiện tại vị trí đau như sau:
- Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm ỉ tại vùng lưng dưới.
- Cơn đau có thể xuất hiện sau chấn thương, té ngã, hoặc bê vác đồ nặng
- Cơn đau có thể lan xuống vùng mông, đùi (đau thần kinh tọa)
- Nhiều trường hợp còn đau lan xuống cẳng chân, bàn chân gây tê bì nhức mỏi chân
- Đau lưng dưới có thể lan ra vùng cơ bên cạnh cột sống hoặc vùng bụng phía trước
- Cơn đau có xu hướng tăng lên khi vận động, ban ngày nhiều hơn ban đêm
Khi cơn đau thường xuyên diễn ra có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng biến chứng có thể gây liệt 2 chân khiến đi lại khó khăn. Người bệnh cần sớm đi thăm khám để tìm nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời.
2. Nguyên nhân đau lưng dưới
Nguyên nhân đau vùng lưng dưới có thể do các bệnh lý cơ xương khớp hoặc các bệnh lý ngoài cột sống gây ra.
2.1. Các bệnh lý cơ xương khớp gây đau lưng dưới
Đây là nguyên nhân thường thấy do tổn thương thực thể tại vùng lưng dưới. Sau đây là một số bệnh lý xương khớp thường gặp có thể gây đau thắt lưng.
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi do bị thoái hóa đĩa đệm và các đốt sống lưng vị trí từ L1-L5. Người bệnh thường xuất hiện các cơn đau âm ỉ vùng lưng dưới, gây khó khăn khi di chuyển và vận động. Đặc biệt cơn đau tăng lên khi cúi người, bê vác nặng hoặc ngồi quá lâu.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng bao gồm các đốt sống lưng và đĩa đệm xen kẽ nhau. Đĩa đệm giúp giảm sốc và giúp cột sống linh hoạt hơn. Khi bị thoát vị đĩa đệm, phần nhân nhầy ở đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ vùng lưng dưới, đau tăng lên khi ho hoặc bê vác nặng. Khi chèn ép nhiều vào dây thần kinh sẽ xuất hiện các cơn đau lan xuống vùng mông đùi, bắp chân, ban chân kèm tê bì.
Gai cột sống thắt lưng
Là tình trạng gai xương trên các đốt sống cọ sát vào nhau hoặc cọ vào các phần mô mềm xung quanh. Khi đó người bệnh cũng xuất hiện cảm giác đau vùng lưng dưới.
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa chạy từ vùng tủy sống chỗ thắt lưng qua xương chậu, mông rồi xuống chân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép sẽ xuất hiện các cơn đau dọc theo vị trí dây thần kinh tọa. Cơn đau có thể kèm cảm giác tê bì nóng rát dọc từ mông xuống chân.
Hẹp ống sống
Là tình trạng ống sống bị thu hẹp sẽ tạo áp lực lên tủy sống và dây thần kinh. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Người bệnh thường bị đau vùng lưng dưới, đau tăng khi đi bộ hoặc bê đồ nặng. Cơn đau có thể lan xuống chân gây tê đau vùng đùi và yếu vùng chân.
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng cũng như chất lượng xương. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gãy xương, gãy xẹp đốt sống. Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi, tỉ lệ ở nữ nhiều hơn nam. Người bệnh thường đau vùng lưng dưới với cơn đau đột ngột hoặc từ từ sau chấn thương nhẹ.
Chấn thương
Các tai nạn trong tập luyện thể thao, xe cộ hoặc té ngã có thể làm tổn thương gân, dây chằng, cột sống gây đau lưng dưới. Tình trạng nặng có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống hoặc gãy đốt sống. Ngoài ra bong gân cũng có thể gây đau thắt lưng. Bong gân khiến căng dây chằng hay rách dây chằng. Nguyên nhân do vận động quá mạnh hoặc sai tư thế. Người bệnh xuất hiện các cơn co thắt ở cơ lưng và đau nhức vùng lưng dưới.
2.2. Các bệnh lý ngoài cơ xương khớp gây đau lưng dưới
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp từ bệnh cơ xương khớp, một số bệnh lý khác cũng có thể gây đau lưng dưới.
Bệnh lý ở thận
Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể gây các cơn đau vùng thắt lưng và vùng hông. Ngoài ra bệnh còn kèm các biểu hiện khác như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…
Viêm ruột thừa
Đặc điểm của người bị viêm ruột thừa là đau lưng kèm đau bụng dữ dội, có thể sốt, buồn nôn.
Bệnh phụ khoa
Khi mắc viêm âm đạo, viêm cổ tử cung có thể xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều, chảy máu âm đạo và đau vùng lưng dưới.
2.3. Nguyên nhân đau vùng lưng dưới theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, đau thắt lưng thuộc chứng Yêu thống. Thắt lưng là phủ của thận nên đau thắt lưng có liên quan trực tiếp tới tạng thận. Một số nguyên nhân gây đau lưng dưới có thể kể đến như:
Nguyên nhân bên ngoài
- Hàn thấp xâm nhập: Hay gặp ở người sống ở môi trường ẩm thấp lạnh lẽo lâu ngày gây trở ngại kinh lạc, khí huyết vùng thắt lưng bị bế tắc gây đau.
- Thấp nhiệt xâm nhập: Khi bị cảm phải tà khí thấp nhiệt hoặc do hàn thấp lâu ngày không khỏi tà khí lưu lại kinh lạc uất lại hóa nhiệt gây ủng trệ kinh lạc, đau lưng.
- Yếu tố khác: Chấn thương vùng lưng, sai tư thế … làm khí huyết ứ trệ gây đau
Nguyên nhân bên trong
Can chủ cân, thận chủ cốt tủy, khi can thận suy yếu sẽ ảnh hưởng đến gân xương gây đau nhức. Ở người già yếu, người lao lực quá độ hoặc người mắc bệnh lâu ngày khiến thận suy yếu, can huyết hư gây đau vùng lưng dưới.
3. Những người nguy cơ cao bị đau lưng dưới
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị đau thắt lưng có thể kể đến như:
- Người trung niên cao tuổi
- Người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên phải bê vác nặng
- Nhân viên văn phòng phải ngổi lâu, sai tư thế trong thời gian dài
- Người béo phì, thừa cân
- Người lười vận động
- Phụ nữ mang thai
4. Phương pháp chữa trị đau lưng dưới
Khi gặp tình trạng đau lưng dưới người bệnh cần sớm phát hiện và kiểm soát bệnh. Sau đây là một số giải pháp chữa trị bệnh có thể tham khảo.
Chăm sóc tại nhà
Khi bị đau lưng dưới mức độ nhẹ có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà như sau:
- Ngừng các hoạt động vận động mạnh trong vài ngày. Có thể duy trì các hoạt động nhẹ nhàng trong sức chịu đựng.
- Dùng đá chườm vào các vị trí đau lưng (nên dùng trong vòng 2-3 ngày đầu khi bắt đầu cơn đau), sau đó có thể chuyển sang chườm nóng.
- Tắm nước ấm hay massage thường xuyên ở khu vực đau nhức.
- Tư thế nằm nghiêng, đầu gối cong, kẹp gối giữa hai chân
Sau 3 ngày điều trị tại nhà không thuyên giảm người bệnh nên đi thăm khám tại cơ sở y tế.
Phương pháp dùng thuốc
Để cải thiện tình trạng đau lưng dưới thường sử dụng các thuốc sau:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau thần kinh khi bị chèn ép dây thần kinh
- Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs
Vật lý trị liệu
Có thể tập luyện các bài tập trị liệu giúp giảm đau lưng dưới như mát xa, xoa bóp, kéo dãn cột sống…
Phẫu thuật
Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật khi tình trạng bệnh nặng nghiêm trọng hoặc đã áp dụng các biện pháp nội khoa khác nhưng không cải thiện.
5. Thuốc Sâm nhung bổ thận TW3 trị thận hư thận yếu
Đây là một sản phẩm mang tính toàn diện, được xây dựng dựa trên quan điểm “can chủ cân, thận chủ cốt” của y học cổ truyền. Kết hợp hài hòa giữa công và bổ, trong đó lấy bổ can thận làm chủ đạo từ đó khiến cho xương khớp được bổ dưỡng và khỏe mạnh. Sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược.
Sâm nhung bổ thận TW3 với thành phần từ Nhân sâm, Nhung hươu và hơn 20 thảo dược quý có tác dụng bổ thận cố tinh. Sản phẩm dùng điều trị các trường hợp thận hư thận yếu, tiểu đêm, sinh lý yếu, đau lưng, mỏi gối. Thuốc từ dược liệu nên hiệu quả từ từ nhưng bền vững. Người bệnh cần kiên trì sử dụng đủ liệu trình để mang lại hiệu quả tối đa.
Bài viết trên đã phần nào cung cấp cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân và cách chữa trị đau lưng dưới. Người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng như thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhanh chóng cải thiện bệnh. Nếu cần tư vấn thêm về chứng đau lưng dưới, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.3199 để được hỗ trợ.