Bé biếng ăn hay ngậm là tình trạng thường xuyên xảy ra trong phần lớn các gia đình. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng vì nếu biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ đã biết cách làm thế nào để con ăn ngon miệng hơn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tại sao bé biếng ăn hay ngậm?
Cha mẹ thường lo lắng cho con nên khi thấy bé biếng ăn lại ép con ăn nhiều. Điều này khiến trẻ càng chán ăn và sợ ăn hơn. Vì vậy, để tìm được giải pháp, trước tiên, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân bé biếng ăn, hay ngậm.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé biếng ăn hay ngậm, gồm:
- Nguyên nhân sinh lý: Đây là nguyên nhân liên quan đến các giai đoạn phát triển tự nhiên trong cơ thể của trẻ. Ví dụ: Lúc bé tập lẫy, tập bò, tập đi, mọc răng hay dậy thì là thời điểm trẻ dễ biếng ăn. Vì vậy mẹ cần theo sát sự phát triển của con. Nhất là những biến đổi về tâm sinh lý trong các giai đoạn này để hiểu về tính cách, sở thích, sức khỏe của con.
- Nguyên nhân tâm lý: Tâm lý ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ bị tổn thương về tinh thần, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sợ ăn, ăn không ngon. Lâu dần khiến trẻ biếng ăn. Vì thế, cha mẹ nên tránh thúc ép, quát mắng, dọa dẫm con khi ăn,… Cũng tránh tạo áp lực về học hành, thi cử,… lên con. Hãy chia sẻ cùng con trong từng giai đoạn phát triển để tinh thần bé được thoải mái.
- Nguyên nhân bệnh lý: Bé có thể biếng ăn trong trường hợp mắc một số bệnh lý như: Sốt, cảm cúm, viêm họng, viêm lợi, viêm đường hô hấp,… Hoặc rối loạn tiêu hóa, táo bón,… Lúc này, điều cần thiết là chữa bệnh cho bé và mẹ hãy chế biến những món dễ ăn phù hợp với tình trạng của con.
Mẹ cần phải làm gì khi con biếng ăn hay ngậm
Một số cách giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn hay ngậm của con đó là:
Chuẩn bị thức ăn phù hợp với độ tuổi
Nếu ăn những món ăn không phù hợp với tuổi của mình, trẻ cũng có thể chán ăn. Ví dụ như, trẻ lớn thì không còn thích ăn bột. Vì vậy, nấu và chế biến những món ăn phù hợp với lứa tuổi của con là điều cần thiết.
- Trẻ ăn dặm: Bột ăn dặm hay cháo xay nhuyễn là những món ăn phù hợp với trẻ ở giai đoạn này.
- Trẻ lớn hơn: Mẹ có thể cho bé ăn cơm, cháo nguyên hạt, các món ăn mềm,… để bé không chán.
Mẹ hãy lưu ý, thực đơn của trẻ cần đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn của con.
Không cho trẻ ăn vặt gần bữa chính
Ăn vặt khiến trẻ no ngang bụng, đến bữa ăn chính thường không thấy đói và không muốn ăn nữa. Chưa kể, đồ ăn vặt thường chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa, khiến bé no lâu.
Đa dạng thực đơn
Đa dạng thực đơn là cách để trẻ không nhàm chán khi thấy đồ ăn. Mẹ hãy đa dạng các món ăn, thay đổi cách chế biến, trang trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh. Đây là cách để giúp bé tò mò hơn với những món ăn mới, mong chờ hơn khi tới bữa ăn. Nhờ vậy, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Không để trẻ vừa ăn vừa chơi
Vừa ăn vừa chơi là một thói quen xấu khiến trẻ ngày càng xao nhãng trong bữa ăn. Nhiều bậc phụ huynh thường cho con xem tivi, mượn điện thoại,… để trẻ ăn ngoan hơn. Nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn biếng ăn, ăn ngậm. Vì bé đang không tập trung vào bữa ăn. Hơn nữa, những thói quen này không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn tác động xấu đến mắt của trẻ. Dần dần, thay vì đến bữa bé ăn cơm, thì bé sẽ đòi điện thoại, đòi đi chơi,… mới chịu ăn. Chính vì thế, cha mẹ không nên để trẻ vừa ăn vừa chơi, hay để trẻ xem ti vi, điện thoại, đi ăn rong,…
Quản lý thời gian bữa ăn của trẻ
Một bữa ăn chính của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút. Và bữa ăn phụ thì chỉ nên để trẻ ăn trong vòng 20 phút. Những bữa ăn dài lê thê, mẹ không giới hạn thời gian cũng có thể là nguyên nhân hình thành nên thói quen ăn hay ngậm của trẻ.
Để trẻ ăn cùng gia đình
Nhiều gia đình thường có thói quen cho con ăn trước, cả nhà ăn sau. Vậy hãy thử để bé ăn cơm cùng cả nhà. Đây là cách giúp bé không thấy đơn độc trong bữa ăn. Hơn nữa, bé có thể thấy thích thú khi ăn thi xem ai nhanh hơn cùng các thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ hãy tạo không khí bữa ăn gia đình vui vẻ, ấm cúng. Đặc biệt, hãy dành những lời khen cho bé khi bé ăn hết cơm.
Để trẻ tự lập trong ăn uống
Để bé tự xúc ăn khi con đã qua tuổi ăn dặm và có thể tự xúc là cách rèn luyện tính tự lập cho con. Thời gian đầu có thể bé xúc ăn chưa gọn, thức ăn bị vương vãi khắp bàn. Nhưng mẹ hãy kiên nhẫn dạy con, chỉ một thời gian bé sẽ quen và tự giác trong ăn uống.
Cho trẻ tham gia chế biến món ăn cùng mẹ
Cho trẻ phụ giúp những công việc đơn giản khi chế biến món ăn cũng là cách giúp bé hứng thú với món ăn hơn. Nhờ vậy, trẻ cũng ăn ngon miệng và hào hứng với bữa ăn hơn. Tuy nhiên, mẹ hãy cẩn thận để mắt đến trẻ, chỉ để bé làm những việc đơn giản. Tránh trường hợp bé có thể bị bỏng, đứt tay,…
Đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế
Hãy theo dõi tình trạng biếng ăn của bé. Nếu đã thử đủ mọi cách nhưng con vẫn không chịu ăn. Hoặc trẻ biếng ăn kèm theo các dấu hiệu khác như: Sốt, đau bụng thường xuyên, hay quấy khóc,… thì hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám. Mẹ không nên để con biếng ăn kéo dài vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng. Mẹ nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để an toàn cho con khi dùng. Và lưu ý, sản phẩm phải phù hợp với độ tuổi của từng trẻ.
Forikid TW3 cũng là một lựa chọn cho mẹ có con biếng ăn, tiêu hóa kém. Forikid TW3 với thành phần từ thảo dược nên an toàn cho trẻ. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ: Bổ tỳ vị, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe. Forikid TW3 được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 với truyền thống hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược.
Trên đây là những cách giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn, hay ngậm của bé. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.