Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không và cách xử trí

Xuất huyết đại tràng hay chảy máu đại tràng là tình trạng nghiêm trọng trong các bệnh lý tiêu hóa. Nếu không được xử trí kịp thời, chảy máu đại tràng có thể dẫn đến tử vong. Hãy cùng An Vị Tràng TW3 tìm hiểu về xuất huyết đại tràng và cách xử trí qua bài viết sau.

Dấu hiệu của xuất huyết đại tràng

Dấu hiệu dễ nhận biết và rõ ràng nhất của xuất huyết đại tràng là đi ngoài ra máu. Cụ thể, người bị xuất huyết đại tràng thường có các triệu chứng sau: 

  • Đi ngoài ra máu. 
  • Phân lỏng, nát, có lẫn máu màu đỏ tươi hoặc màu đen. Người bệnh có thể bị táo bón lẫn tiêu chảy.
  • Mất nước, cơ thể suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt.
  • Thiếu máu do xuất huyết đại tràng. Chán ăn, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống.
  • Đau bụng đột ngột và kéo dài, vã mồ hôi và có thể kèm sốt nhẹ.
  • Thường xuyên buồn nôn, nôn có thể kèm máu. 
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của xuất huyết đại tràng là đi ngoài ra máu
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của xuất huyết đại tràng là đi ngoài ra máu

Xuất huyết đại tràng có nguy hiểm không?

Xuất huyết đại tràng có thể không quá nguy hiểm nếu đây là triệu chứng nhỏ của các bệnh lý dễ điều trị. Ví dụ như bệnh trĩ có thể dẫn đến chảy máu đại tràng nhưng sẽ không kéo dài nếu được điều trị.

Tuy nhiên, xuất huyết đại tràng có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế, người bệnh không được chủ quan. Tốt nhất là nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám khi có bất kì dấu hiệu nào của tình trạng này.

Xuất huyết đại tràng kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau:

Đại tràng nhiễm độc gây phình giãn

Khi đại tràng ngang có đường kính lớn hơn 6cm thì thường xảy ra biến chứng này. Viêm loét lâu ngày ở đại tràng sẽ khiến hệ tiêu hóa sinh ra nhiều oxy nitric. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm độc cấp tính.

Đại tràng khi bị nhiễm độc, phình giãn sẽ có các triệu chứng như: Sốt cao, tụt huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn tâm thần,… 

Khi gặp phải tình trạng này cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Vì để lâu có thể gây thủng đại tràng, nguy cơ tử vong cao.

Chảy máu ồ ạt

Viêm loét đại tràng kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến chảy máu ồ ạt. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn, huyết áp tụt, toát mồ hôi, rối loạn các chức năng,… 

Chảy máu ồ ạt là tình trạng nghiêm trọng, khiến người bệnh có thể phải cắt toàn bộ đại tràng. Nếu không được xử trí kịp thời còn có thể đe dọa đến tính mạng.

Ung thư đại tràng

Nguy cơ xuất huyết đại tràng dẫn đến biến chứng ung thư đại tràng rất cao. 2,5% người bệnh biến chứng sang ung thư sau 10 năm; 7,6% sau 30 năm; 10,8% sau 50 năm.

Nếu xuất hiện các biểu hiện như sốt nhẹ, thiếu máu, tim đập nhanh, khô môi lưỡi, sút cân nhanh,….Thì cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe và điều trị kịp thời.

Chảy máu đại tràng dẫn đến biến chứng ung thư đại tràng
Chảy máu đại tràng dẫn đến biến chứng ung thư đại tràng

Cách xử trí khi có dấu hiệu xuất huyết đại tràng

Xử trí tạm thời

Khi bị xuất huyết đại tràng, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi một chỗ. Vì vận động, di chuyển nhiều có thể dẫn đến chảy máu nhiều hơn. Thời gian cần thiết nghỉ ngơi để hồi phục là khoảng 15 đến 20 phút.

Sau đó, người bệnh nên uống nước muối pha loãng. Đây là cách để bù lại phần nước và điện giải đã mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Một số loại thuốc cầm máu không kê đơn, người bệnh có thể sử dụng sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế như: Vitamin K ống 5ml, posthypophyse hoặc hemocaprol. Khi tình trạng bệnh cải thiện hơn, hãy đưa người bệnh đến ngay bệnh viện.

Đưa người bệnh đến cơ sở y tế

Đưa người bệnh đến cơ sở y tế là điều cần thiết khi có dấu hiệu của xuất huyết đại tràng. Tùy theo tình hình người bệnh, các chuyên gia y tế sẽ có những biện pháp xử trí phù hợp với từng bệnh nhân. Trong trường hợp nhẹ và trung bình, có thể áp dụng phương pháp bảo tồn. Các chuyên gia y tế sẽ cho người bệnh truyền máu nếu bị thiếu máu. Truyền các loại vitamin, dưỡng chất để người bệnh sớm phục hồi. Đồng thời, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp ngăn tình trạng chảy máu và rút ngắn thời gian làm lành vết loét,… Trong trường hợp nặng, khi phương pháp bảo tồn không hiệu quả, có thể phải can thiệp ngoại khoa. 

Các biện pháp phòng ngừa

Để cải thiện cũng như phòng ngừa tình trạng chảy máu đại tràng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không rượu bia, thuốc lá,…
  • Nếu đang trong quá trình điều trị chảy máu đại tràng thì nên ăn những thức ăn mềm, dạng cháo, súp,… chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho dạ dày như: Khoai lang, cà rốt, cam, táo,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu Kali như: Chuối, dưa hấu, củ dền,… để hỗ trợ tiêu hóa, giúp nhuận tràng.
  • Hạn chế các món ăn lên men chua (dưa muối, cà muối,…), đồ cay nóng
  • Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tránh các món ăn khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Tập luyện thể dục các bài tập vừa sức.
  • Tái khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Tránh stress, căng thẳng kéo dài.
Tránh các món ăn khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hóa
Tránh các món ăn khó tiêu, gây áp lực lên hệ tiêu hóa

Trên đây là những thông tin về xuất huyết đại tràng. Nhãn hàng An Vị Tràng TW3 hy vọng bài viết này sẽ đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần thêm thông tin, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước: 1800.1286 để được tư vấn.