Viêm khớp gối là tình trạng phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Viêm khớp thường xảy ra ở vùng đầu gối, do đây là vị trí hoạt động nhiều và chịu nhiều áp lực. Tình trạng này gây đau đớn, hạn chế khả năng vận động, đi lại của người bệnh. Vì thế, để điều trị và phòng ngừa hiệu quả, mỗi người cần nắm rõ được nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh. Và bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết về bệnh viêm khớp gối.
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm khớp gối
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm khớp gối như: Chấn thương, mắc các bệnh lý về khớp gối, tuổi tác, cân nặng, nghề nghiệp,… Cụ thể như sau:
Chấn thương
Một số chấn thương ở vùng đầu gối rất dễ dẫn đến viêm khớp gối như: Bong gân, viêm bao hoạt dịch gối,… Nguyên nhân gây ra những chấn thương này thường đến từ tai nạn lao động, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông.
- Bong gân: Bong gân khiến các mô và dây chằng ở khớp gối bị tổn thương gây sưng, nóng, đau và bầm tím. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp gối.
- Viêm bao hoạt dịch gối: Chấn thương ở đầu gối có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch gối. Do đó, khớp gối bị cứng và đau.
- Trật khớp: Trật khớp thường gặp khi chơi thể thao, khiến đầu xương bị lệch. Từ đó gây viêm dẫn đến sưng, đau.
Mắc các bệnh lý về khớp gối
Các bệnh lý phổ biến có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp gối là: Thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp.
- Thoái hóa khớp gối: Bệnh đau khớp gối với tính chất đau tăng khi vận động. Đồng thời, sẽ có tiếng lạo xạo ở khớp gối khi cử động. Thoái hóa khớp gối có thể do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc liên quan đến ăn uống thiếu chất, tai nạn, lao động nặng,…
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch tấn công cả các mô của cơ thể. Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm, tổn thương đồng thời nhiều khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
Tuổi tác
Khi tuổi cao, xương khớp bị thoái hóa dần theo thời gian. Chính vì thế, người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý xương khớp.
Nghề nghiệp
Một số công việc đặc thù làm tăng nguy cơ tổn thương đến khớp gối như: Lao động nặng, thường xuyên vắt chéo chân, công việc đòi hỏi gập gối, ngồi xổm nhiều,… Những người dễ bị viêm khớp gối do nghề nghiệp gồm: Nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao, công nhân,…
Thừa cân, béo phì
Thừa cân hoặc béo phì khiến các khớp bị tăng áp lực. Đặc biệt là khớp gối, vì chúng chịu trọng lượng của cơ thể. Do đó, cân nặng làm tăng áp lực lên khớp, nhất là khớp gối bởi chúng phải gánh chịu trọng lượng cơ thể. Vì vậy, người thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp gối.
Giới tính
Nguy cơ bị viêm khớp gối ở phụ nữ từ 55 tuổi trở lên cao hơn so với nam giới.
Di truyền
Bệnh viêm khớp gối có thể do các đột biến di truyền, chúng thường liên quan đến việc bất thường về hình dạng xương bao quanh khớp gối.
Triệu chứng thường gặp của viêm khớp gối
Đau, sưng, cứng khớp hoặc phát ra tiếng kêu khi di chuyển,… là những triệu chứng thường gặp của bệnh.
Đau nhức
Đau nhức vùng đầu gối là triệu chứng điển hình của viêm khớp gối. Cơn đau có thể xuất hiện âm ỉ, từ từ hoặc đột ngột. Ở giai đoạn nhẹ, cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc sau thời gian dài ít vận động. Khi bệnh nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện bất kì vào thời điểm nào trong ngày, kể cả khi đang ngủ.
Sưng đỏ
Sưng đỏ là tình trạng do quá trình viêm gây tích tụ chất nhầy quanh khớp. Điều này làm sưng và nóng ran vùng quanh đầu gối. Ngoài ra, một số trường hợp sưng đỏ có thể do thoái hóa khớp hình thành các gai xương nhỏ.
Cứng khớp gối
Cứng khớp thường xảy ra sau thời gian dài nghỉ ngơi hoặc khi mới thức dậy vào sáng sớm. Tình trạng này khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Lúc này, người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng đầu gối để có thể vận động bình thường.
Có tiếng lạo xạo ở khớp gối
Lúc uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối, bạn có thể nghe thấy âm thanh lục cục, răng rắc. Tiếng động này phát ra từ sự cọ xát giữa các đầu xương do lớp sụn bị mài mòn hoặc do các gai xương va chạm vào nhau.
Hạn chế vận động
Người bệnh viêm khớp gối bị hạn chế vận động, khó thực hiện trơn tru các động tác: Đứng lên, ngồi xuống, đi lại,… Nguyên nhân do lớp sụn bảo vệ đã bị mài mòn. Đồng thời các triệu chứng sưng đau, viêm cũng khiến người bệnh khó khăn trong đi lại.
Lỏng khớp
Ở giữa các khớp, mô sụn chiếm một khoảng không gian. Chính vì vậy, khi bị mài mòn, sẽ để lại các khoảng trống xung quanh đầu xương. Do đó, cấu trúc khớp sẽ bị rời rạc, thiếu vững chắc. Vì thế nên giảm khả năng chịu được áp lực.
Biến dạng khớp
Tình trạng viêm khớp gối kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn đến biến dạng khớp.
Điều trị viêm khớp gối như thế nào?
Để cải thiện viêm khớp gối, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế và điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị như: Thay đổi lối sống, giảm cân, điều trị bằng thuốc và thậm chí là phẫu thuật trong các trường hợp nặng.
Thay đổi lối sống
Xây dựng lối sống khoa học là điều cần thiết để cải thiện và phòng ngừa bệnh viêm khớp gối. Cụ thể: Kiểm soát cân nặng, chế độ ăn, chế độ tập luyện, không hút thuốc,…
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào tình trạng, các bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng trên từng người bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng như: Thuốc giảm đau, chống viêm, các thuốc điều trị bệnh lý xương khớp cụ thể.
Vật lý trị liệu
Các bài tập và cường độ tập luyện sẽ được xây dựng phù hợp với từng trường hợp. Người bệnh cần tập đúng và đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phẫu thuật
Các trường hợp nặng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên, có thể phải phẫu thuật thay khớp gối.
Các biện pháp hỗ trợ từ thảo dược
Người bệnh có thể lựa chọn thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm khớp. Nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo uy tín, chất lượng.
Sản phẩm từ thảo dược đang được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn là An Khớp TW3. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty CP Dược phẩm TW3. Với thành phần được phát triển từ bài Độc hoạt tang ký sinh kết hợp cùng Vương tôn, Địa liền, An Khớp TW3 có công dụng:
- Hỗ trợ tăng lưu thông khí huyết.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm khớp, thoái hóa khớp: Đau cột sống, đau khớp gối, chân tay, vai gáy.
Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp gối hiệu quả
Để phòng ngừa viêm khớp gối, bạn nên áp dụng ngay các biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
- Làm việc, chơi thể thao đúng tư thế, tránh mang vác vật nặng, đảm bảo an toàn lao động.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, các bài tập vừa sức. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, và tối thiểu 5 buổi mỗi tuần.
- Không hút thuốc.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa của bệnh viêm khớp gối. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu cần được tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài 1800.1286.