Vì sao trẻ kém hấp thu và cách cải thiện, phòng ngừa

Vì sao trẻ kém hấp thu là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh khi con kém ăn, chậm lớn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, ba mẹ cần sớm tìm ra lý do vì sao trẻ kém hấp thu để có biện pháp cải thiện và phòng ngừa.

Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ là gì?

Kém hấp thu dinh dưỡng ở trẻ rất phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tình trạng này được hiểu là: Khi trẻ vẫn ăn uống, đầy đủ, bình thường nhưng cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Các dấu hiệu điển hình cho biết trẻ đang bị kém hấp thu như:

  • Thường xuyên bị đau bụng, có thể buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần
  • Táo bón
  • Dễ bị cảm cúm, viêm họng,…
  • Trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là giảm cân.
  • Da dẻ khô, dù là va chạm nhẹ cũng dễ bị bầm tím.
  • Trẻ mệt mỏi, dễ quấy khóc,…

Trẻ kém hấp thu kéo dài có thể bị thiếu chất, giảm sức đề kháng. Vì vậy, dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản,… Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu của kém hấp thu, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và có cách cải thiện, phòng ngừa phù hợp.

Kém hấp thu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Kém hấp thu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Vì sao trẻ kém hấp thu?

Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ. Các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến chế độ ăn. Hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh, bị rối loạn tiêu hóa,… Cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc chế độ dinh dưỡng không cân đối là lý do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

  • Ăn dặm quá sớm: Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm rất dễ gây kém hấp thu. Trẻ không được làm quen từ từ các loại thức ăn mới. Đặc biệt là những thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, hải sản,… 
  • Không cân đối dinh dưỡng cho trẻ: Nhiều gia đình có thói quen cho trẻ ăn nhiều thịt, cá, chất đạm,… nhưng lại ít ăn rau, trái cây. Điều này khiến cơ thể của trẻ không được cung cấp đủ chất cần thiết. Dinh dưỡng bị mất cân đối cũng có thể dẫn đến kém hấp thu.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Vì vậy, nếu bị mất cân bằng có thể gây rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu ở trẻ. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ phải dùng một đợt kháng sinh kéo dài. Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh.

Rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
  • Lạm dụng kháng sinh
  • Chế độ ăn uống không khoa học

Rối loạn tiêu hóa cũng khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể giảm đi.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng

Thiếu vi chất

Các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như Selen, kẽm, magie, canxi. Trẻ sẽ bị mệt mỏi, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa,… khi cơ thể thiếu các vi chất này. Và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng sẽ kém đi. 

Thiếu enzym

Enzyme tiêu hóa có trong tuyến nước bọt, gan, tụy,… Nhờ các enzyme này, thức ăn sẽ được chuyển thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì thế, thiếu enzyme tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.

Mắc một số bệnh lý

Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng kém hấp thu ở trẻ là: Bệnh lý về gan, tuyến tụy, túi mật, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,…

Ngoài ra, một số trường hợp trẻ không dung nạp đường lactose cũng dẫn đến kém hấp thu.

Cách cải thiện và phòng ngừa trẻ kém hấp thu

Từ những nguyên nhân trên, cha mẹ có thể tìm ra các biện pháp để cải thiện và phòng ngừa cho trẻ. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có hướng xử trí hợp lý khi con bị kém hấp thu kéo dài. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Chế độ ăn phù hợp: Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẹ nên lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồng thời, phải cung cấp đủ 4 nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất cho trẻ.
  • Với trẻ ở tuổi ăn dặm: Mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu với một thức ăn mới mà trẻ có dấu hiệu kém hấp thu, mẹ hãy tạm ngừng. Và có thể thử lại sau vài tuần.
  • Lưu ý tẩy giun định kì cho trẻ.
  • Bổ sung vitamin, men tiêu hóa, men vi sinh, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để sử dụng cho trẻ đúng cách.
  • Cho trẻ tăng cường vận động: Để trẻ vui chơi, tập thể dục, thể thao, tham gia các hoạt động ngoài trời.
Cho trẻ tăng cường vận động cũng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa
Cho trẻ tăng cường vận động cũng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa

Qua bài viết này, Công ty CP Dược phẩm TW3 mong rằng, đã giải đáp được thắc mắc vì sao trẻ kém hấp thu của bạn đọc. Đồng thời, cũng cung cấp thêm thông tin hữu ích để tìm ra hướng xử trí đúng cách. Nếu cần thêm thông tin, hãy truy cập website: https://forikid.vn/ hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.3199 để được tư vấn.