Người tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt rất dễ mắc các biến chứng do bệnh gây ra. Trong đó, biến chứng tiểu đường ở chân thường phổ biến và có thể khiến người bệnh phải cắt cụt chi. Do vậy, người bệnh nên có những hiểu biết về biến chứng để phòng ngừa hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau.
Bạn biết gì về biến chứng tiểu đường ở chân
Biến chứng tiểu đường ở chân là tình trạng viêm loét, nhiễm trùng thậm chí hoại tử tại chân. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4 – 10% người tiểu đường gặp phải biến chứng này. Trong đó, đa số người mắc biến chứng là nam, trên 60 tuổi. Người bệnh có thể nhận biết đã mắc biến chứng tại chân hay chưa qua các dấu hiệu sau:
- Mất cảm giác, cảm thấy tê hoặc ngứa ran, xuất hiện các vết thương không đau hoặc phồng rộp, màu da, nhiệt độ thay đổi. Ngoài ra, vết thương có thể có dịch tiết hoặc không, có các vệt đỏ trên bàn chân…
- Khi nhiễm trùng lan rộng, các dấu hiệu nhận biết gồm: Sốt, ớn lạnh, đường huyết khó kiểm soát, sốc… Trong trường hợp này, người bệnh cần được chuyển đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Biến chứng tiểu đường ở chân là tình trạng viêm loét tại chân
Tại sao tiểu đường gây ra biến chứng ở bàn chân
Tiểu đường gây ra biến chứng ở chân do 2 nguyên nhân là bệnh thần kinh tiểu đường và bệnh mạch máu ngoại vi. Ngoài ra, một số các yếu tố khác cũng góp phần đẩy nhanh sự xuất hiện của biến chứng này.
- Bệnh thần kinh tiểu đường: Nguyên nhân này chiếm 45 – 60%. Người bệnh không kiểm soát được đường huyết khiến lượng đường trong máu cao gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Điều này làm tê ngoại vi chi dưới khiến người bệnh giảm hoặc mất cảm giác. Do đó, các vết thương ở chân dễ nhiễm trùng có thể dẫn đến loét, hoại tử.
- Bệnh mạch máu ngoại vi: Lượng đường trong máu tăng cao gây xơ cứng mạch máu, dày và hẹp lòng mạch. Từ đó hình thành các mảng xơ vữa làm cản trở lưu thông máu. Vì vậy, lượng máu đến các chi giảm nên khó lành vết thương và vi khuẩn tấn công khiến bàn chân lở loét, nhiễm trùng.
- Các yếu tố khác: Một số yếu tố có ảnh hưởng đến thời gian xuất hiện biến chứng tiểu đường ở chân gồm: Ít vận động khớp, cao tuổi, bệnh thận mạn tính, đã từng cắt cụt chi trước đó,….
Bệnh mạch máu ngoại vi và bệnh thần kinh tiểu đường là 2 nguyên nhân chính gây biến chứng ở chân
Biến chứng tiểu đường ở bàn chân nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng tiểu đường ở chân có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như:
- Loét chân: Có khoảng 10% người tiểu đường bị loét chân. Đây là những vết thương hở, thường ở các vị trí hay bị đè như gan bàn chân, đầu ngón chân cái, ngón út,…
- Nhiễm trùng: Khi loét chân không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, xương, áp xe.
- Hoại tử: Nhiễm trùng gây chết mô sẽ dẫn đến hoại tử. Và để ngăn vùng hoại tử lan rộng thì có thể phải cắt cụt chi.
- Dị tật chân: Chân người tiểu đường có thể sẽ gặp phải các vấn đề như biến dạng ngón cái, ngón chân khoằm,…
- Bàn chân Charcot: Tật bàn chân Charcot khiến bàn chân người bệnh thay đổi hình dạng.
Điều trị biến chứng tiểu đường ở bàn chân như thế nào?
Khi phát hiện biến chứng, người bệnh nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế ngay. Điều này giúp lựa chọn cách điều trị phù hợp và xử lý kịp thời các biện chứng. Để điều trị các vấn đề ở chân do tiểu đường gây ra có các phương pháp sau:
- Điều trị không phẫu thuật: Các biện pháp điều trị không phẫu thuật như giữ vết thương sạch, đeo các thiết bị cố định,… Đồng thời, người bệnh nên tái khám định kì để được theo dõi sát sao trong quá trình điều trị.
- Điều trị phẫu thuật: Biện pháp này dùng khi điều trị không phẫu thuật không hiệu quả hoặc trong các trường hợp nặng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, mỗi người bệnh được áp dụng các phương pháp khác nhau như: Loại bỏ mô chết, cắt cụt chi, đặt stent, phẫu thuật ổn định tật bàn chân Charcot,…
Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở bàn chân hiệu quả
Dưới đây là một số biện pháp để phòng ngừa biến chứng ở chân mà người tiểu đường nên áp dụng:
Vệ sinh chân sạch sẽ
Móng chân nên được cắt gọn, không cắt quá sâu và nên dũa móng sau cắt để tránh làm tổn thương bàn chân. Sau khi tắm, nên chà và làm mềm các vết chai ở chân bằng đá bọt hoặc bảng nhám.
Rửa sạch chân
Nên rửa sạch chân với nước ấm và xà phòng mỗi ngày. Người bệnh không nên ngâm chân mà chỉ cần rửa sạch rồi lau khô, chú ý lau khô các kẽ ngón chân.
Dưỡng ẩm cho chân
Nếu da chân bị khô nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi đã rửa sạch và lau khô chân. Lưu ý, ở các kẽ ngón chân không nên thoa kem.
Lựa chọn giày dép phù hợp
Người bệnh nên chọn giày hoặc dép kín mũi, vừa chân, nên đeo tất có chất liệu mềm và thoáng.
Tăng cường lưu thông máu đến các chi
Tăng cường lưu thông máu bằng cách tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút với các bài tập vừa sức. Chú ý, tránh ngồi bắt chéo chân vì làm giảm lưu thông máu đến hai chân.
Kiểm tra chân hàng ngày và định kì
Người bệnh nên chủ động kiểm tra chân hàng ngày xem có mụn nước hoặc vết xước không. Nếu có cần chú ý tránh để nhiễm trùng và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Ngoài ra, ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường, người bệnh cũng nên đi khám định kì tại các cơ sở y tế.
Quản lý tốt bệnh tiểu đường
Kiểm soát được bệnh tiểu đường sẽ giúp giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn và chế độ luyện tập hợp lý.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích nên bỏ.
Người tiểu đường rất dễ mắc biến chứng ở chân, nếu không chăm sóc đúng cách có thể phải cắt cụt chi. Qua bài viết này, nhãn hàng An đường TW3 hy vọng đã cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích . Đồng thời, giúp người bệnh biết cách phòng tránh biến chứng này. Nếu bạn cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800.1286 để được hỗ trợ.