Người bệnh gout nên kiêng ăn những gì?

“Hoạ từ miệng mà ra”- là câu nói rất đúng! Với người mắc bệnh gout, chỉ sau một bữa ăn giàu đạm hay uống rượu bia thoải mái chắc chắn những cơn đau gout sẽ “viếng thăm”. Vậy người bệnh gout nên kiêng ăn gì? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây bệnh gout

Một số yếu tố làm tăng lượng acid uric trong máu và gây ra bệnh gout bao gồm:

  • Tuổi tác: bệnh gout phổ biến hơn ở người lớn và rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
  • Giới tính: Ở những người dưới 65 tuổi, bệnh gout xảy ra ở nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này giảm nhẹ ở những người trên 65 tuổi xuống còn gấp ba lần.
  • Di truyền: trong gia đình có người mắc bệnh gout có thể làm tăng khả năng mắc bệnh với các thành viên khác.
  • Lối sống không lành mạnh, độc hại: thói quen uống rượu làm cản trở quá trình loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể. Chế độ ăn uống nhiều purin cũng khiến lượng axit uric tăng lên trong cơ thể.
  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate gây ra tác dụng phụ làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể.
  • Tiếp xúc nhiều với chì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
  • Thừa cân, béo phì, lượng mỡ nội tạng tăng cao cũng là một trong các khả năng gián tiếp gây ra bệnh gout.
  • Suy thận và các bệnh lý về thận làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể. Điều này dẫn đến nồng độ acid uric tăng và gây ra bệnh gout.

Dinh dưỡng ảnh hưởng tới người bị gout như thế nào?

Bệnh gout là sự lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc acid uric gây tình trạng viêm các khớp. Việc dư thừa các tinh thể này chủ yếu thông qua khẩu phần ăn nhiều purin.

Người uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng lactate trong máu, giảm khả năng bài xuất acid uric qua thận. Đây là cơ sở để acid trong máu tăng gây nên cơn gout cấp. Người uống bia rượu càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Do vậy, tỷ lệ bị gout  ở nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt là nam giới sau 40 tuổi.

Các thực phẩm người bệnh gout cần kiêng tuyệt đối

Bệnh gout nên kiêng ăn các thực phẩm thường gặp dưới đây:

Kiêng các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, ngựa, dê… có hàm lượng đạm rất cao. Kèm theo đó là các loại vitamin E, B6, B12 làm cho các triệu chứng của người bệnh gout thêm trầm trọng. Cần hạn chế tối đa các loại thịt đỏ trong quá trình điều trị. Chúng có thể làm cơn đau gout cấp xuất hiện trở lại và ngày một dữ dội hơn. Thay vì thịt đỏ, người bệnh nên ăn thịt trắng vì hàm lượng purin của chúng thấp hơn.

CT1

Thịt đỏ – hung thủ “gọi” các cơn đau gout trở lại

Kiêng bia rượu, đồ uống có cồn và giàu vitamin C

Đồ uống có cồn, có gas khiến tăng nguy cơ các cơn đau gout gấp đôi so với các loại thức uống khác. Uống bia rượu không chỉ làm tăng nồng độ acid uric trong máu mà còn cản trở sự đào thải acid uric qua thận. Đồ uống có đường fructose kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều acid uric hơn, gây các cơn đau gout cấp. Việc sử dụng nhiều đồ uống có đường fructose khiến tăng nguy cơ mắc gout, tiểu đường và béo phì.

CT2

Bia rượu – thức uống cần cho vào danh sách đen của người bệnh gout

Ngoài ra, các đồ uống như nước cam, chanh và nước trái cây giàu vitamin C cũng chứa nhiều acid lactic sẽ chiếm hết các đường đào thải acid uric, tăng nguy cơ sỏi thận, làm tăng nặng bệnh gout.

Như vậy, người mắc bệnh gout việc hạn chế tuyệt đối với những đồ uống trên là rất cần thiết. Thay vào đó, người bệnh nên uống nhiều nước lọc 2-3 lít/ ngày.

Kiêng hải sản

Người bệnh gout nên kiêng ăn cacs loại hải sản như tôm, cua, sò, cá trích, cá ngừ, lươn, ốc, … Đây là những hải sản chứa rất nhiều gốc purin. Các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành acid uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp. Điều này rất nguy hiểm cho người bệnh gout. Do đó, người bệnh gout cần hạn chế ăn các đồ ăn trên nhằm ngăn cản các cơn đau quay trở lại. Người bệnh vẫn có thể sử dụng một phần nhỏ các thực phẩm này nhưng nhất thiết phải có sự chỉ dẫn của bác sỹ.high-endrolex.com

Ct3

Hải sản không tốt cho người bị gout

Tuy nhiên, cần hạn chế tuyệt đối cá trích, cá ngừ, cá cơm trong các bữa ăn hàng ngày. Những loại cá này có chứa nhiều chất đạm và mỡ. Đây là những chất béo làm ức chế việc đào thải acid uric máu, làm bệnh tình ngày càng nặng hơn. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nhức khớp, cơ và hạn chế vận động.

Kiêng nội tạng động vật

Các loại nội tạng như tim, cật, gan, ruột non, dạ dày… chứa hàm lượng purin cao hơn cả thịt đỏ và rất giàu đạm. Chúng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể người bệnh gout.

CT4

Ẩn họa khôn lường từ nội tạng động vật

Kiêng rau chứa purin

Măng tây, rau bina, nấm, súp lơ và cà chua… cũng chứa rất nhiều purin. Nếu người bệnh dùng quá nhiều các loại rau này sẽ làm tăng khả năng tổng hợp acid uric trong cơ thể. Điều này gây ra các triệu chứng đau mỏi, nhức khớp ở chân và tay. Để tránh các cơn đau gout quay trở lại, nên hạn chế sử dụng các loại rau này.

CT5

Măng tây không tốt cho người bệnh gout

Kiêng chế phẩm từ đậu nành

Các chế phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành,tào phớ, … là các loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe người bình thường. Tuy nhiên đối với người bệnh gout thì ngược lại. Đây là những thực phẩm chứa nhiều đạm, rất dễ gây tổn thương đến các đầu khớp trong cơ thể, gây cảm giác tê dại, đau nhức khó chịu. Nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

ct6

Chế phẩm từ đậu nành khiến bệnh gout tồi tệ hơn

Kiêng trứng gia cầm

Trứng gia cầm mà đặc biệt là trứng vịt, trứng gà, trứng lộn là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng nhưng đối với người bệnh gout nó lại là nỗi ám ảnh. Do có hàm lượng đạm và protein quá cao, nên có thể gây ra các cơn đau gout ngay khi khi ăn xong.

ct7

Trứng cũng là “kẻ thù” của người bệnh gout

Kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên xào ,nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… có chứa quá nhiều đạm sẽ làm bệnh gout nặng hơn. Do đó, người bệnh cần cần hạn chế tối đa chúng trong các bữa ăn hàng ngày.

ct8

Người bệnh gout nên tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chế độ ăn kiêng hợp lý cho người bị gout. Tuy nhiên, những người bị bệnh gout thực hiện theo chế độ ăn kiêng nói chung thì vẫn cần kết hợp với uống thuốc để giảm đau và giảm nồng độ axit uric, tránh các biến chứng nguy hiểm. Nếu cần thêm thông tin vui lòng liên hệ Hotline: 1900.3199 để được hỗ trợ tư vấn.