Mách bạn: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì là vấn đề mà bất cứ người bệnh nào cũng cần nên biết. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đến tim, não, thận, mắt… Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trong xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực đơn, người bệnh tiểu đường nên tuân thủ 5 nguyên tắc. Điều này giúp ổn định đường huyết, tránh vượt mức cho phép:

  • Kết hợp nhiều nhóm dinh dưỡng.
  • Không bỏ bữa.
  • Ăn nhiều rau trước và sau bữa ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn.
  • Vận động hợp lý sau bữa ăn.

nhóm dinh dưỡng

Bệnh tiểu đường vẫn phải đảm bảo ăn đa dạng nhóm chất dinh dưỡng

Người tiểu đường nên ăn gì?

Sống chung với bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn “ tuyệt thực”. Tổng hợp ngay 10 thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. 

Rau xanh và trái cây tươi

Rau xanh và trái cây tươi giúp người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết. Rau xanh và trái cây thông qua việc bổ sung rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ thiết yếu cho cơ thể. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Điều này giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn, ít thèm ăn và hạn chế đường máu tăng cao.

Trong mỗi bữa ăn chính, người tiểu đường nên ăn ít nhất là 1 chén rau (không tính nước). Thêm vào đó là 1 phần trái cây, hoặc phần trái cây này được dời vào bữa phụ. Người bị tiểu đường nên ăn nhiều như bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, táo, bưởi, dây tây,… 

Tuy nhiên, một số rau củ và trái cây tươi có chứa nhiều tinh bột và hàm lượng đường cao. Người tiểu đường nên hạn chế sử dụng như khoai tây, bí ngô, xoài, mít,… và nước ép hoa quả. Nước ép sau khi ép sẽ bị mất đi lượng chất xơ có trong trái cây. Điều này làm tăng lượng đường huyết của người bệnh.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất dinh dưỡng, chất xơ cao. Điều này giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn và giữ cho đường thuyết ở mức ổn định. Bên cạnh đó, ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể làm giảm bài tiết insulin quá mức. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến các mạch máu.

Ngũ cốc nguyên hạt mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng như gạo lứt, kiều mạch, kê, bỏng ngô,.. Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 59,1g ngũ cốc nguyên hạt. Thời điểm tốt nhất để sử dụng ngũ cốc là vào bữa sáng và bữa phụ. Không nên sử dụng vào bữa chính hay trước giờ cơm. Điều này sẽ làm tăng đường huyết do nạp quá nhiều tinh bột gây hại cho người tiểu đường.

Bị tiểu đường nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày

Bị tiểu đường nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày

Cá béo

Nên bổ sung cá vào chế độ ăn uống hàng ngày cho người tiểu đường. Omega – 3, Omega – 6 trong cá béo giúp kiểm soát đường huyết ở người tiểu đường hiệu quả hơn. 

Một số loại cá béo người tiểu đường nên sử dụng là: Cá hồi, cá thu, cá ngòi, cá ngừ, cá trích… Rong biển, tảo bẹ, tảo xoắn cũng là những nguồn bổ sung thay thế axit béo thay cho cá béo. Người bệnh tiểu đường nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Có thể chế biến với cách thức như nướng, quay hoặc hấp thay vì chiên rán để bữa ăn thêm lành mạnh hơn.

Các loại đậu (đỗ)

Đậu đỗ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường. Đây là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt.

Một số loại đậu sử dụng phổ biến như: đậu đỏ, đậu đen, đậu tương… Người tiểu đường có thể dùng đậu (đỗ) chế biến những món ăn đa dạng, dinh dưỡng và đầy hấp dẫn như sữa hạt, salad, chè, ngũ cốc, hầm cùng gạo… Tuy nhiên, không bỏ đường vào món ăn hoặc chỉ sử dụng đường ăn kiêng để không làm đường huyết tăng quá mức. 

Xem thêm: An Đường TW3 hỗ trợ: giảm đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Khoai lang

Khoai là thực phẩm an toàn với bệnh nhân tiểu đường do chỉ số đường huyết thấp, có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể giúp giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, khoai lang cũng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường như chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali,…

Một số loại khoai lang thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường như: khoai lang tím, khoai lang Nhật,… Mỗi bữa chỉ nên bổ sung ít hơn 200g khoai lang. Trong chế biến, để giúp khoai lang giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn nên chế biến bằng cách luộc, hấp thay vì nướng hoặc rán.

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Lòng đỏ trứng gà

Nhiều người quan niệm ăn trứng không tốt cho bệnh tiểu đường. Nhưng trong lòng đỏ trứng có chứa biotin, rất quan trọng cho việc sản xuất insulin. Ngoài ra, trứng gà cũng rất dồi dào omega-3. Đây là chất béo có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

Cách tốt nhất để nấu trứng là luộc, trần hoặc chưng cùng sữa ít béo. Người tiểu đường nên kết hợp trứng với rau xanh thay vì ăn cùng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa như thịt xông khói hay phô mai. Mỗi tuần, bạn nên ăn khoảng 3 quả trứng là tốt nhất. Ăn trứng gà ta sẽ có lợi hơn trứng gà công nghiệp hoặc trứng vịt lộn. Ăn trứng buổi sáng tốt hơn buổi trưa, tối.

Sữa chua ít đường/ không đường

Lợi ích của việc sử dụng sữa chua đối với bệnh tiểu đường đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng sữa chua ít đường, không đường thường xuyên này để tăng cường sức khỏe cơ thể.

Trong sữa chua có chứa vi khuẩn probiotic rất tốt cho hệ tiêu hóa. Probiotic giúp tránh sự phát triển của các yếu tố gây béo phì từ đó giúp người bệnh kiểm soát mức đường huyết tốt hơn. 

Người bị tiểu đường nên lựa chọn các loại sữa chua tự nhiên như sữa chua Hy Lạp, sữa chua thực vật (đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, yến mạch,…). Lưu ý, chỉ nên sử dụng tối đa 2 hộp/ ngày. Thêm một chút hoa quả hay hạt vào, bạn đã có ngay một bữa sáng hoặc bữa phụ cực kỳ bổ dưỡng và phù hợp cho người mắc tiểu đường. 

Giấm táo

Giấm táo được xem là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường với tác dụng tương tự như các thuốc tiểu đường carbose hoặc metformin. Đối với tiểu đường type 1, giấm táo giúp giảm tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Đối với type 2 hoặc kháng insulin, giấm táo giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm chỉ số đường huyết.

Để kiểm soát lượng đường huyết và chống tiểu đường type 2 bạn hãy bắt đầu dùng với một ly nước có pha 5ml giấm táo mỗi ngày trước khi ngủ. Lưu ý: không dùng chung với thuốc hạ đường huyết, Digoxin (Lanoxin), thuốc lợi tiểu vì có thể gây hạ kali huyết đột ngột.

Giấm táo có tác dụng tương tự như các dược chất giúp điều trị tiểu đường

Giấm táo có tác dụng tương tự như các dược chất giúp điều trị tiểu đường

Hạt chia

Hạt chia rất tốt cho người bị tiểu đường. Khi ngâm trong nước, hạt chia tạo ra lớp gel mềm làm chậm quá trình hấp thu đường trong dạ dày. Từ đó làm giảm trị số đường huyết.

Bệnh tiểu đường xảy ra do việc sử dụng insulin không hiệu quả hoặc insulin được tạo ra không hoạt động tốt như bình thường. Hạt chia có thể giúp tăng độ nhạy của hormon này. Từ đó, làm giảm đường máu và kiểm soát bệnh tốt hơn

Cách nhanh nhất để có bữa ăn phụ kết hợp với hạt chia cho người bệnh tiểu đường đó là pha 1 phần hạt chia với 9 phần nước lọc hoặc nước ép trái cây để sử dụng. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường còn có thể thêm hạt chia vào các món cháo, soup, các món canh để sử dụng trong bữa ăn hằng ngày.

Nghệ

Nghệ được xem là một loại thực phẩm thiên nhiên có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả. Trong nghệ có chứa curcumin, hoạt chất có tác động tích cực giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.

Nghệ có thể được dùng trực tiếp hoặc chế biến cùng món ăn. Có thể trộn một chút nghệ với bột quế và sữa, thức uống này nên được uống vào buổi sáng. Sự kết hợp của các loại gia vị này có thể làm giảm mức insulin và có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Nghệ có tác dụng rất tốt với người bị tiểu đường tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Sử dụng nghệ quá mức có thể gây ra những tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn. Ngoài ra còn gây tình trạng thiếu sắt ở bệnh nhân mẫn cảm.

Tỏi

Tỏi rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Đây cũng là loại thực phẩm nên được thêm vào chế độ ăn cho người tiểu đường hằng ngày. Tỏi giúp làm tăng sự giải phóng insulin tự do trong máu. Ngoài ra còn giúp tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giảm lượng đường trong máu và nước tiểu.

Khi ăn tỏi sống hoặc chế biến tỏi trong chế biến thức ăn hàng ngày có công dụng kiểm soát được lượng đường huyết. Thế nhưng, cách chữa bệnh tiểu đường bằng rượu tỏi là phương pháp được nhiều người sử dụng. Uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường

Nước

Nước lọc là thức uống hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường bởi không chứa đường, calo, và rất tinh khiết. Do đó, bạn cần uống nhiều nước. Nước giúp làm giảm mức đường huyết trong cơ thể và kiểm soát đường huyết. Nên uống thành từng ngụm nhỏ, uống nước ấm vào mỗi buổi sáng. Đây là thời điểm rất tốt cho người bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường, ngoài nước lọc, thì vẫn có thể uống khác như sinh tố việt quất, nước chanh, nước dừa… mà vẫn đảm bảo không bị tăng đường huyết. Không nên sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn.  Chúng sẽ làm giảm khả năng hoạt động của tuyến tụy và gan. Điều này khiến cơ thể không sản xuất đủ insulin để trung hòa lượng đường trong máu và dẫn đến tình trạng tăng đường huyết.

Người tiểu đường nên kiêng gì?

Để kiểm soát tốt đường huyết của mình, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh, kẹo, hoa quả sấy khô,… là loại đồ ăn chứa một lượng đường rất cao. Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Khi ăn các loại thực phẩm như: Bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì sợi, khoai tây,… tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Điều này sẽ làm tăng đường huyết lên phạm vi không an toàn và khiến bệnh nhân tăng cân.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Với hàm lượng cholesterol cao các thực phẩm như mỡ động vật, bơ, phomat,…sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

Người bệnh tiểu đường nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, khoa học thì sẽ không có gì quá đáng ngại. Do vậy để cơ thể luôn được ổn định về sức khỏe, bạn hãy nhớ kỹ bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng ăn gì. Điều này giúp không làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800.1286 để được giải đáp.