Bé bị táo bón: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ em thường dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Táo bón, rối loạn tiêu hóa,.. Chính vì thế, các câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh là “bé bị táo bón phải làm sao?”. Vậy, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau để có câu trả lời.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bé bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong đó các lý do phổ biến như:

  • Chế biến món ăn nhiều đạm, thiếu rau, thiếu nước… .
  • Thức ăn không hợp khẩu vị, chế độ ăn mất cân đối, thiếu các vi chất.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, khó hấp thu dinh dưỡng.
  • Do thói quen nín nhịn đại tiện hoặc tâm lý căng thẳng.
  • Do trẻ lười uống nước, không ăn rau,…

Một số biểu hiện cho thấy trẻ gặp phải tình trạng táo bón như:

  • Bé đi đại tiện ít hơn bình thường.
  • Bé phải dùng sức rặn khi đi vệ sinh.
  • Phân cứng, bị vón cục và có thể lẫn máu.
  • Bé có dấu hiệu sợ hãi khi đi vệ sinh do đau rát hậu môn.
  • Bé bị chướng bụng, khó tiêu.
  • Biếng ăn.
  • Trong một số trường hợp bé còn bị đau bụng, buồn nôn…
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị táo bón

Bé bị táo bón phải làm sao?

Khi bé có dấu hiệu bị táo bón, bố mẹ nên có những biện pháp khắc phục ngay đê tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của trẻ. Một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng táo bón của trẻ như: Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, massage bụng trẻ, dùng cọng mồng tơi, … Cụ thể như sau:

Dinh dưỡng hợp lý cho bé bị táo bón

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế mắc các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn khoa học. Và nếu không may bé bị táo bón, hãy lưu ý rằng:

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Nước uống của trẻ có thể bao gồm nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh, cháo, súp…
  • Bổ sung chất xơ: Mẹ có thể nấu canh rau dền gai, rau mồng tơi cho trẻ hoặc làm salad rau củ… .
  • Bổ sung probiotic cho trẻ: Probiotic là những lợi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ. Sữa chua chứa nhiều probiotic và cũng là món ăn bé yêu thích. 
  • Giảm các chất khó tiêu: Các thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu mà mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn khi táo bón là: Bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh, ăn sẵn nhiều dầu mỡ,…
Bổ sung probiotic trong sữa chua giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ
Bổ sung probiotic trong sữa chua giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cho bé

Cha mẹ hãy xây dựng cho bé thói quen tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, hãy dạy bé cách đi đại tiện đúng. Mẹ nên cho bé đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng với tư thế ngồi xổm. Đây là tư thế giúp phân đi ra ngoài dễ hơn mà không cần tốn nhiều sức lực. Đi ngoài vào buổi sáng là thói quen tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể thải những độc tố tích tụ ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý, không để trẻ đi ngoài quá lâu để tránh nguy cơ bị trĩ.

Ngoài ra, một số trẻ khi bị táo bón có tâm lý sợ hãi, không muốn đi vệ sinh. Lúc này mẹ nên:

  • Nhẹ nhàng giải thích để bé không sợ đi ngoài.
  • Không quát mắng hay dọa nạt vì sẽ khiến bé càng sợ hãi.
  • Khen ngợi khi bé thực hiện tốt việc đi ngoài hằng ngày, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh để bé có động lực và giảm cảm giác sợ hãi.
Cho bé tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe
Cho bé tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe

Ngâm hậu môn của bé vào nước ấm

Đây là cách đơn giản nhất, nước ấm sẽ kích thích cơ vòng hậu môn và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Mẹ chuẩn bị một chậu nước ấm. Chú ý nhiệt độ nước không quá nóng để tránh làm bỏng da bé.

Bước 2: Cho thêm một chút muối vào rồi cho bé ngồi vào.

Bước 3: Ngâm trong khoảng 5 – 10 phút là được.

Massage bụng cho bé

Massage bụng bé sẽ giúp bé giảm đau bụng và đi vệ sinh dễ dàng hơn. Có 2 cách massage bụng cho bé bị táo bón là: Massage kiểu “I Love U” và massage theo chiều kim đồng hồ.

  • Massage kiểu “I Love U”:

Các thực hiện:

Bước 1: Mẹ đặt bàn tay ở bên phải rốn của bé, rồi vuốt thẳng từ trên xuống dưới như chữ I.

Bước 2: Mẹ tiếp tục đặt tay lên phía trên rốn, sau đó vuốt từ trái sang phải một đoạn rồi bẻ góc đi xuống (mô phỏng theo chữ L).

Bước 3: Mẹ đặt tay bên trái rốn của bé rồi vuốt thành hình vòng cung (trên rốn) để tạo thành hình chữ “U”.

  • Massage theo chiều kim đồng hồ

Cách thực hiện:

Bước 1: Mẹ sử dụng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón giữa (hoặc dùng cả bàn tay) xoa đều quanh rốn của bé theo chiều kim đồng hồ.

Bước 2: Mở rộng vòng xoa ra cho đến khi ngón tay gần đến hông phải thì dừng lại.

Với biện pháp massage, mẹ nên thực hiện sau khi cho bé ăn 1 giờ với thời gian khoảng 15 phút. 

Massage bụng bé sẽ giúp bé giảm đau bụng và đi vệ sinh dễ dàng hơn
Massage bụng bé sẽ giúp bé giảm đau bụng và đi vệ sinh dễ dàng hơn

Sử dụng mật ong để cải thiện táo bón cho trẻ

Mật ong có công dụng như chất “bôi trơn” giúp bé đi ngoài dễ dàng nên sẽ đỡ đau hơn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Pha mật ong với nước ấm theo tỉ lệ 1:3.

Bước 2: Dùng tăm bông thấm dung dịch trên rồi bôi xung quanh hậu môn và bôi bên trong hậu môn (khoảng 1cm) của trẻ.

Sau khi bôi xong bé sẽ đi ngoài dễ dàng hơn.

Sử dụng cọng mồng tơi

Mồng tơi có chất nhớt nên giúp bôi trơn hậu môn, kích thích đi vệ sinh dễ dàng hơn. Đây cũng là phương pháp đơn giản được nhiều bà mẹ áp dụng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Mẹ chuẩn bị 1 cọng mồng tơi tươi.

Bước 2: Bóc vỏ rồi rửa sạch, thấm khô nước rồi ngoáy vào bên trong hậu môn của bé.

Lưu ý: Không nên ngoáy quá sâu và nên ngoáy 3 – 4 lần trong 2 – 3 ngày liên tục.

Mồng tơi có chất nhớt nên giúp bôi trơn hậu môn, kích thích đi vệ sinh dễ dàng 
Mồng tơi có chất nhớt nên giúp bôi trơn hậu môn, kích thích đi vệ sinh dễ dàng

Sử dụng nước bồ kết

Cũng tương tự cọng mồng tơi, nước bồ kết có tác dụng bôi trơn hậu môn. Vì vậy, sử dụng nước bồ kết cũng có tác dụng kích thích bé bị táo bón đi ngoài hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sử dụng 1 hoặc vài quả bồ kết rửa sạch rồi đem nướng chín.

Bước 2: Giã nát bồ kết rồi pha với 1 ít nước ấm.

Bước 3: Dùng tăm bông sạch chấm nước bồ kết rồi ngoáy vào hậu môn của bé.

Lưu ý: Ngoáy liên tục nhiều lần mỗi lần thực hiện và thực hiện 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ dàng.

Sử dụng rau dền gai

Bé bị táo bón, mẹ có thể nấu canh rau dền gai cho bé ăn hàng ngày. Món ăn này giúp thanh nhiệt, nhuận tràng rất tốt và an toàn với trẻ nhỏ.

Ngoài nấu canh, mẹ có thể nấu cháo với rau dền hoặc lấy 1 nắm rau dền gai đem luộc rồi trộn với dầu mè hoặc mè đen và cho bé ăn cùng cơm.

Bài tập đạp xe

Đạp xe là bài tập đơn giản giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Với bài tập này, mẹ hướng dẫn bé nằm ngửa rồi đưa 2 chân lên trời thực hiện thao tác co duỗi chân mô phỏng thao tác đạp xe đạp. Thực hiện thao tác mỗi bên 10 lần sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Bài tập đạp xe giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ
Bài tập đạp xe giúp khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ

Sử dụng Forikid TW3 – Sản phẩm dùng cho trẻ hay bị táo bón

Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ kể trên thì sử dụng sản phẩm Forikid TW3 được nhiều mẹ phản hồi tốt về công dụng. Đây là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm TW3 với các thảo dược, đem lại công dụng:

  • Hỗ trợ bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng
  • Hỗ trợ giảm nguy cơ táo bón
  • Hỗ trợ tăng cường sức khỏe

Đặc biệt, sản phẩm được đánh giá là an toàn cho trẻ nhỏ bởi thành phần từ thảo dược tự nhiên bao gồm: Sinh địa, Đảng sâm, Thạch hộc, Tỳ giải, Cam thảo, Táo chua, Hoài sơn và Khiếm thực.

Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón
Forikid TW3 – Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp bé ăn ngon, giảm nguy cơ táo bón

Đưa bé đi khám bác sĩ 

Trong các trường hợp bé bị táo bón dưới đây cần được đưa đi khám bác sĩ và sử dụng thuốc:

  • Bé bị táo bón kéo dài, tình hình táo bón không có chiều hướng cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục khác.
  • Táo bón kéo dài khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
  • Bé bị đau bụng dữ dội hoặc có các biểu hiện bất thường khác như nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu… 

Những lưu ý cho mẹ khi có bé bị táo bón

Táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, điều trị táo bón cho trẻ nếu thực hiện không đúng cũng sẽ gây ra các tác hại nguy hiểm. Do đó, khi điều trị táo bón cho trẻ nhỏ các mẹ cần: 

  • Tránh lạm dụng thuốc thụt hậu môn cho bé.
  • Tránh lạm dụng men tiêu hóa, men vi sinh.
  • Cân bằng dinh dưỡng cho bé.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục khi bé bị táo bón. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ biết được cách cải thiện táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn.