Top 6 triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, hầu hết các trường hợp đều có triệu chứng nhẹ. Nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng nào và nên làm gì khi gặp phải? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến

Người bị rối loạn tiêu hóa có thể gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng. 6 triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn tiêu hóa bao gồm:

Đau bụng

Đây là dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc dữ dội. Đau có thể xảy ra ở vùng bụng trên, vùng dạ dày hoặc vùng bụng dưới. Đa số các trường hợp ban đầu đau nhẹ, sau đó nặng và lan rộng hơn. Đau tăng khi ăn các thực phẩm cay nóng, chua hoặc bị ngộ độc thức ăn.

Đối với trẻ nhỏ chưa biết nói, triệu chứng đau bụng có thể quan sát qua các dấu hiệu: Bụng chướng, mặt đỏ hoặc tái, chân co lên bụng, nắm chặt tay, khóc nhiều…

Đau bụng có thể là âm ỉ hoặc dữ dội
Đau bụng có thể là âm ỉ hoặc dữ dội

Đầy hơi, chướng bụng

Thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra cảm giác khó chịu, bụng căng tròn, đầy tức như vừa mới ăn no. Ở trẻ em, bé thường xuyên ợ hơi, chướng bụng và đánh hơi nhiều lần. Kèm theo đó, trẻ thường lười ăn do khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn giảm.

Ợ hơi, ợ nóng

Nguyên nhân là do thức ăn không tiêu hóa kịp sinh ra hơi hoặc do các rối loạn ở dạ dày và tá tràng. Nếu gặp triệu chứng ợ hơi, ợ nóng thường xuyên, rất có thể đây là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa.

Buồn nôn, nôn

Hệ tiêu hóa bị rối loạn làm giảm khả năng hấp thu thức ăn. Do đó, thức ăn có thể bị trào ngược lên thực quản gây nôn. Ở trẻ em, khi bị rối loạn tiêu hóa cũng có biểu hiện nôn trớ.

Nhưng cần lưu ý, khi trẻ bú quá no, không đúng tư thế hoặc bị teo thực quản, teo tắc ruột… cũng bị nôn trớ. Ở trẻ sơ sinh còn có tình trạng nôn trớ sinh lý, đa số sẽ hết sau 1 tuổi. Vì vậy, cần phân biệt được nôn trớ sinh lý và bệnh lý. Nếu nôn trớ do bệnh lý , đi kèm với các triệu chứng mệt mỏi, sốt, li bì, co giật,… phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Buồn nôn, nôn do thức ăn không được hấp thu bị trào ngược lên thực quản 
Buồn nôn, nôn do thức ăn không được hấp thu bị trào ngược lên thực quản

Rối loạn đại tiện

Rối loạn tiêu hóa cũng khiến chức năng đào thải của hệ tiêu hóa bị rối loạn theo. Người bệnh có thể bị tiêu chảy, táo bón, hoặc xen kẽ cả 2 tình trạng này,… Nếu tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước và điện giải khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Còn táo bón kéo dài, người bệnh có thể gặp phải các tình trạng nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ,… 

Rối loạn đại tiện còn biểu hiện qua triệu chứng đi ngoài phân sống. Đây là tình trạng đi ngoài ra những thức ăn không thể tiêu hóa được. Phân sẽ nát, không thành khuôn, có thể nhìn thấy rau, những mẩu vụn của thực phẩm đã ăn.

Chán ăn

Khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, người bệnh có cảm giác đắng miệng. Hơn nữa, thức ăn khó tiêu hóa, hấp thu làm bụng căng tức gây khó chịu nên bị chán ăn.

Làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa

Khi đã bị rối loạn tiêu hóa người bệnh nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tập luyện,… và theo dõi sức khỏe hàng ngày. Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và giúp hệ tiêu hóa nhanh chóng cân bằng trở lại.

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, bổ sung rau củ quả,… Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, tránh uống bia rượu, đồ uống có gas,…
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học: Nên ăn chín, uống sôi, nhai kĩ,… Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
  • Bổ sung thêm các lợi khuẩn cho đường ruột: Sữa chua, men vi sinh,… có thể giúp bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi đường ruột. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa cũng sẽ tốt hơn.
  • Dùng thuốc: Việc dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa cần được tham khảo bởi các chuyên gia y tế. 
  • Theo dõi sức khỏe hàng ngày: Rối loạn tiêu hóa đa số thường nhẹ, nhưng khi kéo dài và nặng hơn cần đến bệnh viện thăm khám. Các dấu hiệu nặng gồm: Đi ngoài có máu, phân lỏng rắn xen kẽ, sút cân nhanh,… 
Bổ sung thêm các lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa tốt hơn
Bổ sung thêm các lợi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Rối loạn tiêu hóa xảy ra rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, nắm được các triệu chứng điển hình sẽ giúp người bệnh có hướng xử trí tốt hơn.

Qua bài viết này, Công ty CP Dược phẩm Trung Ương 3 mong rằng sẽ mang đến những thông tin đầy đủ và hữu ích cho người đọc. Bạn đọc có thể truy cập vào website: https://anvitrangtw3.vn/ để biết thêm thông tin. Nếu cần hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1286 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.