Tiểu đường, mỡ máu cao là những căn bệnh phổ biến hiện nay với rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, để đẩy lùi cùng lúc cả 2 căn bệnh này, có thể sử dụng Giảo cổ lam trong hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh.
Giảo cổ lam là cây gì?
Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum
Tên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ thần kỳ, cỏ trường thọ, cây dền toàng, sâm 5 lá, thư tràng 5 lá…
Giảo cổ lam là loại dược liệu quý. Từ xa xưa, vua chúa đã sử dụng vị dược liệu này nhằm mục đích tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp cho các cung nữ phi tần. Chính vì vậy, vị thuốc này còn có tên gọi là Cỏ trường thọ.
Năm 1976, khi nghiên cứu về bộ lạc có tuổi thọ trung bình 98, người Nhật đã phát hiện ra. Người dân nơi đây chế biến Giảo cổ lam thành trà uống hàng ngày, được gọi là Phúc âm thảo.
Năm 1997, GS. Phạm Thanh Kỳ cùng với các cộng sự của mình đã phát hiện ra một quần thể dược liệu này xuất hiện tại đỉnh núi Fansipan, Lào Cai.
Theo nghiên cứu, dược liệu “Cỏ trường thọ” ở Việt Nam không khác gì so với Trung Quốc, Nhật Bản. Do đó, hiện nay Giảo cổ lam đang được nhân giống, trồng trọt rộng rãi.
Hình dạng cây Giảo cổ lam
Đặc điểm dược liệu
Giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo, thân mảnh, phát triển các tua cuốn để leo. Lá có hình dạng như hình chân vịt, hoa màu trắng, mọc thành từng cụm. Quả hình cầu, có đường kính chừng 5-10mm, khi chín mang màu đen.
Giảo cổ lam thuộc loại dược liệu ưa ẩm, thích hợp sống ở những khu rừng nguyên sinh, có độ cao 1000-2000m. Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã khám phá và phát hiện ra quần thể loại cây này ở đỉnh núi Fansipan (Lào Cai). Sau này, chúng được trồng ở Hòa Bình, Mộc Châu – Sơn La…
Phân loại
Sau 1 thời gian nghiên cứu, dựa vào đặc điểm nhận dạng, các nhà khoa học đã phân loại Giảo cổ lam thành 3 loại:
- Loại 3 lá: Thân dây lớn, không có mùi thơm. Trà vị nhạt, không đắng. Không được sử dụng làm dược liệu bởi hoạt tính thấp.
- Loại 5 lá: Thân dây nhỏ, mảnh. Pha trà uống có vị đắng trước, ngọt sau. Được sử dụng phổ biến trong các bài chữa bệnh.
- Loại 7 lá: Không có mùi thơm đặc trưng như loại 5 lá, vị đắng nên khó uống. Loại này chưa có tài liệu nghiên cứu nên không sử dụng trong cuộc sống.
Phân loại Giảo cổ lam
Cơ chế chữa tiểu đường, mỡ máu của Giảo cổ lam
Cơ chế tác động để điều trị bệnh tiểu đường hiện nay đều tập trung vào việc hạ đường huyết, cụ thể là tăng khả năng tạo insulin. Hầu hết, trong thành phần các loại thuốc điều trị tiểu đường hiện nay đều có hoạt chất Glibenclamide.
Glibenclamid có tác dụng điều trị tiểu đường theo cơ chế làm giảm nồng độ glucose trong máu, do làm tăng tính nhạy cảm của tế bào beta tuyến tụy với glucose nên làm tăng giải phóng insulin. Chức năng tiết của tế bào beta quyết định tác dụng của thuốc phụ thuộc. Ngoài ra, Glibenclamid còn làm tăng mức insulin nhờ làm giảm độ thanh thải của insulin qua gan. Trong quá trình nghiên cứu thành phần Giảo cổ lam, các nhà khoa học Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển đã phát hiện ra một chất mới trong Giảo cổ lam mạnh gấp 5 lần so với hoạt chất Glibenclamide, hoạt chất được đặt tên là Phanosid
Hoạt chất Phanoside có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh, đồng thời kích thích tụy tăng tiết insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin, giúp ổn định nồng độ đường trong máu. Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất Glibenclamide.
Ngoài ra, Giảo cổ lam còn có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: Các Saponin trong Giảo cổ lam giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid, giảm LDL (một loại cholesterol xấu), đồng thời làm tăng HDL (một loại cholesterol tốt).
Các bài chữa bệnh từ Giảo cổ lam
Trong Đông y, họ áp dụng Giảo cổ lam trong các bài chữa bệnh tiểu đường, mỡ máu cao… cụ thể:
Bài điều trị bệnh tiểu đường
Nguyên liệu:
- 40g Giảo cổ lam
- 20g Cỏ ngọt
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu trên phơi khô, chia thành 3 phần bằng nhau.
- Cho vào ấm như hãm trà và uống hàng ngày.
- Không nên sắc 2 vị dược liệu trên vì sẽ làm mất hoạt chất và mùi vị.
Bài thuốc hạ mỡ máu, tiểu đường
Nguyên liệu:
- 25g Dây thìa canh
- 25g Giảo cổ lam
Cách thực hiện:
- Cho 2 vị dược liệu trên vào ấm đun cùng 2 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi còn 800ml thì dừng lại
- Nước chia thành 3 phần, uống hết trong ngày.
Cây Giảo cổ lam kết hợp với dây thìa canh giúp giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường
Lưu ý khi sử dụng Giảo cổ lam chữa tiểu đường, mỡ máu
Thời gian uống
Uống buổi sáng và đầu giờ chiều, không uống vào lúc tối hoặc trước khi đi ngủ vì Giảo cổ lam có khả năng gây mất ngủ.
Các đối tượng cần lưu ý đặc biệt
- Với người hay bị hạ đường huyết, huyết áp quá thấp phải uống lúc ăn no, hoặc thêm một vài lát gừng. Nếu người không bị tiểu đường có thể thêm đường trước khi uống.
- Với người dùng giảm béo: Không nên ăn quá nhiều do Giảo cổ lam giúp đốt mỡ thừa tốt nhưng lại kích thích tiêu hóa gây đói bụng và ngủ ngon.
Các triệu chứng phụ lần đầu sử dụng
Giảo cổ lam khi uống xong sẽ có cảm giác nóng người, một số trường hợp huyết áp tăng nhẹ, khát nước, khô miệng. Vì vậy cần uống thêm nước lọc, sau một thời gian cơ thể tự điều chỉnh lại các triệu chứng trên sẽ tự hết.
Đối tượng không nên dùng
Giảo cổ lam có chứa Saponin nên phụ nữ có thai, đang chảy máu, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.
- Giảm chỉ số đường huyết, giảm mỡ máu.
- Giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 với 60 năm kinh nghiệm sản xuất Đông dược.
Hi vọng các thông tin trên đã giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hãy gọi ngay đến Hotline 1800.1286 để được giải đáp nhé!