Top 9 đồ uống tốt cho người bị ho

Ho là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy bị ho nên uống gì cho nhanh khỏi? Cùng tìm hiểu top 9 nước uống đơn giản, dễ làm khi bị ho nhé.

Top 9 loại nước uống tốt cho người bị ho

Bị ho nên uống gì là thắc mắc của nhiều người. Và bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin để bạn đọc tham khảo. Khi mới chớm ho, ho nhẹ, người bệnh có thể áp dụng ngay các biện pháp dưới đây. 

Nước lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, còn có chứa các axit amin tương tự như kháng sinh tự nhiên gồm: Allicin, sulfit, odorin. Nhờ vậy, các vi khuẩn gây bệnh không phát triển và bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, lá hẹ còn giúp tiêu đờm do có chứa thành phần saponin.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch 14g lá hẹ tươi rồi ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Bước 2: Để lá hẹ ráo nước sau ngâm.
  • Bước 3: Xay nhuyễn lá hẹ với 1 cốc nước ấm bằng máy xay sinh tố.
  • Bước 4: Lọc bỏ phần bã lá hẹ. Giữ phần nước, chia đều uống 3 lần mỗi ngày.
Saponin có trong lá hẹ giúp tiêu đờm
Saponin có trong lá hẹ giúp tiêu đờm

Nước lê hấp mật ong

Theo Đông y, quả lê có công dụng nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm. Ngoài ra, lê có tính mát nên giúp thanh nhiệt, tiêu độc. 

Cách làm:

  • Bước 1: Gọt vỏ lê và cắt thành các khối vuông cho vào bát.
  • Bước 2: Thêm 3 thìa mật ong vào bát lê. Sau đó, đi hấp cách thủy 30 phút.
  • Bước 4: Lọc nước cốt để uống, còn phần xác quả lê thì ăn. Dùng đều đặn khoảng 3 – 5 ngày sẽ thấy cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Mật ong

Mật ong giúp dịu họng, giảm ho và có tính kháng khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn giúp nâng cao sức khỏe vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Cách làm: Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1 – Mật ong pha nước ấm: Đây là cách làm đơn giản nhất, bạn chỉ cần pha 1 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm. Ngày uống 2 lần sáng và tối. Sau vài ngày, sẽ cải thiện ho, đau rát họng.
  • Cách 2 – Mật ong chanh: Dùng 1 thìa mật ong, nước cốt từ nửa quả chanh tươi pha với 150ml nước ấm. Uống khi còn ấm.

Nước gừng và mật ong

Gừng có công dụng chống viêm, hỗ trợ giảm ho, đau rát họng. Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp gừng với mật ong.

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi giã nát  60g gừng tươi.
  • Bước 2: Tất cả cho vào 500ml nước rồi đun sôi trong 3 phút.
  • Bước 3: Lọc lấy nước và hòa chung với khoảng 30g mật ong.
  • Bước 4: Chia 2 lần uống mỗi ngày.
Gừng và mật ong giúp giảm ho
Gừng và mật ong giúp giảm ho

Nước ép tỏi

Tỏi có chứa allicin như một kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, ức chế là loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, tỏi có vị cay, tính ấm giúp làm ấm cơ thể khi bị ho do cảm lạnh.

Cách làm:

  • Cách 1: Uống nước ép tỏi từ 1 vài tép tỏi.
  • Cách 2 – Tỏi mật ong: Dùng 1 vài tép tỏi bóc vỏ, giã dập, cho vào bát. Sau đó, thêm mật ong vào bát với tỷ lệ 1:1. Đem đi hấp cách thủy khoảng 20 phút. Chia 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 2 thìa mật ong tỏi. 

Nước lá húng chanh

Húng chanh có công dụng phát tán phong hàn, sát khuẩn, tiêu đờm,… Dân gian thường dùng trong các trường hợp: Viêm họng, ho, cảm cúm, sốt không ra mồ hôi,…

Cách làm:

  • Cách 1: Đem 20g lá húng chanh tươi đã rửa sạch đi giã nhỏ rồi vắt lấy nước. Chia 2 lần uống trong ngày. 
  • Cách 2 Húng chanh và đường phèn: Thái nhỏ 20g húng chanh tươi đã rửa sạch. Trộn cùng 20g đường phèn. Đem chưng cách thủy rồi chắt lấy nước, uống 1 lần mỗi ngày. Bã ngậm trong miệng, nuốt đến khi hết nước. Nên duy trì liên tục 3 – 5 ngày để có hiệu quả. 

Nếu trẻ em khó uống thuốc. Bạn có thể đem hấp cùng đường phèn, cho bé uống 2 – 3 lần/ngày. Cách làm: Giã nhỏ lá húng chanh đã sạch, thêm một ít đường phèn. Sau đó hấp trong nồi cơm là xong.

Nước củ cải trắng

Củ cải trắng có công dụng tiêu đờm, giảm ho.

Cách làm:

  • Bước 1: Chuẩn bị: 1 kg Củ cải trắng, gừng và mật ong.
  • Bước 2: Củ cải trắng rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng rồi ép lấy nước.
  • Bước 3: Gừng rửa sạch, cạo vỏ và thái thành lát mỏng.
  • Bước 4: Cho gừng vào với nước ép củ cải trắng đun sôi 10 phút trên lửa nhỏ.
  • Bước 5: Thêm 300ml mật ong và đun cho đến khi nước sôi. 
  • Bước 6: Để nguội và cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.
  • Bước 7: Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5ml.

Nếu khó uống có thể pha loãng với nước ấm để uống.

Nước chanh

Chanh giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Axit citric trong chanh giúp loãng đờm, giảm ho, giảm đau họng.

Cách làm:

  • Bước 1: Pha 1 thìa nước cốt chanh với 100ml nước ấm.
  • Bước 2: Thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể ngậm chanh (lát mỏng) với muối 2 – 3 lần/ngày để giảm ho.

Axit citric trong chanh giúp giảm ho, giảm đau họng
Axit citric trong chanh giúp giảm ho, giảm đau họng

Nước rau diếp cá

Rau diếp cá có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp dịu cổ họng, loãng đờm và giảm đau rát họng.

Cách làm:

  • Bước 1: Rau diếp cá đem rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút và để ráo.
  • Bước 2: Giã nát rau diếp cá, sau đó trộn với một bát nước vo gạo.
  • Bước 3: Đun sôi hỗn hợp trên (chú ý để lửa nhỏ) trong 10 – 15 phút.
  • Bước 4: Lọc lấy nước, để nguội và uống.

Người bệnh uống 1 – 2 lần/ngày, duy trì trong 2 – 3 ngày là thấy triệu chứng được cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng các sản phẩm siro ho có nguồn gốc thảo dược. Lưu ý, đối với trẻ em nên chọn loại siro dành cho trẻ nhỏ. 

Những loại nước uống người bị ho nên kiêng

Một số loại nước khi bị ho không nên uống gồm:

  • Nước lạnh: Uống nước lạnh khiến ho, viêm họng kéo dài.
  • Sữa: Trong thời gian này, người bệnh không nên uống sữa. Vì sau khi uống sữa sẽ tạo chất nhầy làm tăng lượng đờm. Nếu bệnh kéo dài thì đây có thể là yếu tố gây viêm nhiễm làm bệnh nặng hơn.
  • Nước uống có gas, cồn: Nước ngọt có gas, rượu, bia sẽ khiến cổ họng bị khô và đau rát nhiều hơn. Do đó, viêm họng trở nên nghiêm trọng và ho nhiều hơn.
  • Cà phê: Uống cà phê cũng khiến khô rát họng, khiến người bệnh ho khan.
Người bị ho nên kiêng nước lạnh, nước có gas, rượu bia, cà phê, sữa…
Người bị ho nên kiêng nước lạnh, nước có gas, rượu bia, cà phê, sữa…

Bên cạnh đó, để cải thiện bệnh tốt hơn, chế độ dinh dưỡng và tập luyện cũng cần được lưu ý. Đồng thời, người bệnh nên xây dựng những thói quen sinh hoạt tốt như: Không hút thuốc lá, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối mỗi ngày,…

Ho kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh. Qua bài viết này, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 3 mong rằng đã giải đáp được thắc mắc “bị ho nên uống gì” cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin, bạn đọc có thể truy cập vào website: https://vihodan.vn/ hoặc liên hệ đến tổng đài: 1900.3199 để được tư vấn.